Răng cấm hay còn gọi là răng số 6, là chiếc răng hàm đóng vai trò quan trọng nhất trong việc ăn nhai. Răng thường mọc ở độ tuổi từ 6-8 tuổi và không thay. Đây cũng là chiếc răng có nguy cơ bị sâu nhiều nhất bởi ở độ tuổi răng mọc vì hầu hết trẻ em đều chưa tự ý thức được việc chăm sóc răng miệng như thế nào cho đúng cách dẫn đến sâu răng cấm.
Bị sâu răng cấm có thể hàn trám được không?
Chữa sâu răng cấm bằng công nghệ nào hiệu quả?
Như các bác sĩ cũng đã nói qua về chức năng và vị trí của răng cấm, bởi vì có vai trò quan trọng nên trường hợp sâu răng cấm bạn nên kịp thời thăm khám và thực hiện trám răng thay vì nhổ bỏ.
Theo đúng với tên gọi, răng cấm – cấm xâm phạm, cấm nhổ bỏ. Vị trí của răng cấm là đoạn chuyển tiếp gấp khúc đầu tiên từ răng ăn nhai chính đến các răng ăn nhai phụ. Nếu thực hiện nhổ răng cấm các răng sẽ rất dễ xô lệch và khi ăn nhai sẽ cực kỳ khó khăn. Trong bất cứ tình huống sâu răng cấm nào thì việc bảo tồn răng luôn được đặt lên hàng đầu.
Nếu bạn bị sâu răng cấm thì nên đi trám răng càng sớm càng tốt bởi nếu sâu răng lan rộng ra và biến chứng thành các bệnh lý khác thì không chỉ đơn giản là trám răng mà khi đó bạn có thể phải điều trị tủy do sâu răng ăn vào tủy gây viêm tủy hoặc nặng hơn là phải nhổ bỏ chiếc răng ấy.
Khi nghi ngờ bị sâu răng nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám
Thao tác đầu tiên trong việc điều trị sâu răng cấm là các bác sĩ sẽ thực hiện nạo sạch vết sâu (mô răng bị tổn thương) nhằm ngăn chặn sự phát triển của mầm mống gây bệnh.
Bởi răng cấm là chiếc răng thường xuyên phải sử dụng để cắn hoặc nhai thức ăn nên việc tác động lực vào răng là vô cùng nhiều. Nếu sâu răng cấm mà bạn thực hiện trám răng bằng các vật liệu thông thường thì chỉ sau khoảng 2-3 năm miếng trám sẽ rất dễ bong bật khi ăn nhai. Thêm vào đó, nếu quá trình trám làm vật liệu co lại sẽ có thể gây cho răng ê nhức
Vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện trám răng bằng công nghệ Laser Tech đang áp dụng tại Kim để hiệu quả trám răng sâu được lâu dài.
Với vật liệu trám có hàng ngàn chân bám dính li ti khó bị bong bật thì độ bền của miếng trám hơn gấp nhiều lần so với các vật liệu thông thường hay được sử dụng như composite. Quá trình hóa cứng vật liệu không bị thay đổi thể tích nên khắc phục được hiện tượng có khoảng trống giữa răng và vật liệu, không gây răng ê nhức răng, không bị mắc thức ăn khi ăn nhai.
Để hạn chế bệnh lý sâu răng bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế ăn đồ ngọt và thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện các bệnh lý răng miệng và có phương pháp điều trị nhé.
Chúc bạn có một sức khỏe răng miệng thật tốt. Nếu còn thắc gì hãy liên hệ với Nha Khoa Kim nhé
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét