Sâu răng là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là sâu răng sữa. Nếu không điều trị kịp thời nguy cơ ảnh hưởng đến những răng kế bên rất cao. Sau đây là những thông tin cơ bản về sâu răng sữa ở trẻ em mà bạn nên quan tâm.→
https://tramrangsau.vn/han-rang-sau-gia-bao-nhieu-tien/→
https://tramrangsau.vn/nhuc-rang-lam-sao-het/Theo thống kê của các nhà nghiên cứu thì có tới 81% trẻ em từ 4 – 8 tuổi bị sâu răng sữa, 16,3% bị sâu răng vĩnh viễn, 25,3% bị mất răng sữa và 90,4% trẻ có cặn bám trên răng. Điều này cho thấy việc vệ sinh răng miệng của trẻ vẫn chưa được quan tâm đúng cách. Các bệnh lý răng miệng mà đặc biệt là sâu răng ở trẻ em sẽ dẫn đến khá nhiều hệ lụy cho răng miệng sau này.
Nguyên nhân sâu răng ở trẻ em
Sâu răng do một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus Mutans gây nên, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, sau thời gian vài giờ các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu.
Sâu răng ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
– Do mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, men răng sữa mỏng, vi khuẩn sẽ rất dễ tấn công. Thiếu canxi ở trẻ có thể do người mẹ khi mang thai bé không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
– Sâu răng sữa cũng có thể do bé ăn quá nhiều đồ ngọt, bởi lứa tuổi này đặc biệt thích bánh kẹo, không vệ sinh răng miệng sau khi ăn, cha mẹ chăm sóc răng kịp thời và đúng thời điểm cho bé.
Có nên điều trị sâu răng ở trẻ em hay không?
Hàm răng của bé có tất cả 20 răng sữa, trong đó, ở thời điểm 2 tuổi, răng sữa số 5 bắt đầu mọc ở hàm trên và hàm dưới, các khoảng trống giữa răng sữa là bình thường để đảm bảo cho răng vĩnh viễn có đủ không gian để cố định sau này.
Răng sữa đầu tiên thường rụng là răng cửa giữa, răng vĩnh viễn sẽ nhú lên ở vị trí tương ứng, răng sữa cuối cùng là răng sữa số 5, rụng khoảng 12 tuổi. Sâu răng sữa tuy không nguy hiểm nhưng nếu không biết cách chăm sóc kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả xấu.
Trong số các răng vĩnh viễn này, nếu răng số 6 không được giữ gìn tốt sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến các dây thần kinh, do đó ảnh hưởng lớn đến khả năng tập trung học tập và sức khỏe sau này của trẻ.
Có nhiều cha mẹ không hiểu rõ tầm quan trọng của răng sữa, do đó khi bé bị sâu răng không điều trị kịp thời gây nên những lệch lạc về sau ở răng. Việc răng sữa mất sớm mà răng vĩnh viễn không mọc lên kịp có khiến cho răng vĩnh viễn sau này bị lệch lạc, khấp khểnh và khả năng ăn nhai hiện tại của bé cũng giảm sút.
→
https://tramrangsau.vn/rang-tram-bi-sung-loi/Cách nào điều trị sâu răng ở trẻ em tốt nhất?
Việc điều trị sâu răng ở trẻ em cần được tiến hành sớm với biện pháp nạo sạch vết sâu và tiến hành hàn trám răng. Khi răng sữa hoặc răng vĩnh viễn của bé được bảo tồn thì không những việc ăn nhai được đảm bảo mà về lâu dài răng vẫn giữ được độ bền chắc tối đa.
Các lỗ sâu của răng vĩnh viễn cần được làm sạch hết ngà mủn tức là các mô răng bị bệnh và hàn trám răng bằng vật liệu amalgam, composite, xi măng glassionomer, răng sữa có thể trám bằng xi măng glassionomer, xi măng silicat.
Thao tác hàn trám răng khá đơn giản và hoàn tất chỉ sau 15 phút và không gây đau nhức răng cho bé nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Trường hợp những lỗ sâu lớn mà đặc biệt là răng hàm, cấu trúc răng bị vỡ lớn có thể được hồi phục bằng trám inlay/onlay kim loại hoặc sứ, răng vỡ lớn nên được bọc bằng chụp sứ để bảo tồn răng tối đa.
Trường hợp tổn thương tủy răng do vi khuẩn xâm nhập vào buồng tủy qua đáy lỗ sâu, cần được thực hiện điều trị bằng cách lấy tủy sớm để tránh ảnh hướng viêm nhiễm đến xương hàm và các răng kế bên.
Vệ sinh răng miệng cho bé:
– Thực hiện chải răng đúng cách là việc quan trọng để làm sạch hoàn toàn các răng. Bạn nên tập cho bé thói quen chải răng sau khi ăn đúng cách, nên để lông bàn chải nghiêng trên mặt ngoài (hoặc mặt trong) một góc 45 độ, động tác chải hất về phía mặt nhai hoặc rìa cắn hoặc chải xoay tròn quanh chân răng, chải từng nhóm răng tới khi sạch, đối với mặt nhai thì đơn giản hơn, chỉ cần đặt lông bàn chải vuông góc với mặt răng và kéo qua kéo lại.
– Dùng thuốc chải răng có fluoride, fluoride kết hợp với hydroxy apatid có trong men răng có tác dụng làm cho men răng cứng hơn, do vậy chống đỡ với vi khuẩn và acid tốt hơn.
– Đối với trẻ nhỏ, khi chiếc răng đầu tiên nhú lên phải được chải bằng khăn gạc mềm. Đến khi trẻ được 2 tuổi phải được chải bằng kem chải răng có fluor theo thứ tự răng trước – răng trong; hàm trên – hàm dưới và mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai để bảo đảm không còn thức ăn thừa bám trong các kẽ răng.
– Hạn chế cho trẻ ăn vặt nhất là ăn vặt đồ ngọt, sau khi ăn phải súc miệng thật sạch.
– Tập cho bé súc miệng với nước muối hàng ngày để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
– Thăm khám định kỳ răng miệng cho bé 6 tháng/lần
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh sâu răng ở trẻ em. Mọi thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với nha khoa KIM theo số Hotline 1900.6899. Nha khoa KIM sẽ tiến hành thăm khám và tư vấn miễn phí cho quý khách.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét