Thưa bác sỹ KIM, Em đang có băn khoăn đó là có nên nhổ răng hàm bị sâu hay không? Do em nghĩ răng hàm khá quan trọng nên không thể tự tiện nhổ bỏ được, tuy nhiên em lo sợ việc không nhổ bỏ sẽ gây ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh. Hiện tại em khá là hoang mang nên mong sớm nhận được câu trả lời từ phía bác sĩ. (Thu Huyền-Hà Nội).
***Bài viết hữu ích
Trả lời :
Chào bạn Thu Huyền !
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không” của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau.
Trường hợp của bạn chúng tôi cũng chưa thể xác định được tình trạng cụ thể như thế nào nên chưa thể đưa ra lời khuyên nên nhổ răng hàm hay không. Theo như những biểu hiện bạn mô tả thì tình trạng sâu răng hàm của bạn đã khá nghiêm trọng, thậm chí vết sâu đã tấn công đến tủy, làm tủy bị viêm nặng. Trong điều trị bệnh lý răng miệng thì bảo tồn là nguyên tắc đầu tiên, đặc biệt là đối với răng hàm – răng đóng vai trò ăn nhai chính. Răng sâu chỉ nên nhổ khi răng hàm bị sâu quá nặng, chỗ sâu đã lan xuống tủy, gây áp xe xương ổ răng và lung lay không thể bảo tồn. Một khi răng hàm mất đi thì việc phục hình cho răng khá tốn kém và đau nhức cùng chi phí cao. Ngoài ra, thực tế thì răng giả không thể so sánh với răng thật cả về khả năng ăn nhai cũng như cảm biến thức ăn.
Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không?
có nên nhổ răng hàm bị sâu không?
Thông thường, nếu răng chưa lung lay và phần mô răng vẫn có thể bảo tồn thì nha sỹ sẽ tiến hành làm sạch vết sâu và hàn trám và bọc sứ cho răng. Việc hàn răng và bọc răng sứ có tác dụng vừa phục hình cho răng, đảm bảo ăn nhai và cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng tấn công trở lại. Trên thực tế thì với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật nhổ răng đảm bảo khá an toàn, ít biến chứng đau nhức. Sau khi thăm khám hoặc chụp X-quang xét nghiệm, nha sỹ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng hàm bị sâu. Những dụng cụ thích hợp để nhổ bỏ chân răng nhiễm trùng sẽ được khử trùng tuyệt đối, nha sỹ sẽ nạo sạch các mô bệnh lý ở vùng quanh chóp. Sau khi nhổ, bệnh nhân chỉ cần nắn gòn chặt tại chỗ nhổ trong 30 phút đến 1 giờ để cầm máu, dùng thuốc theo toa của bác sỹ nếu cần thiết.
Sau khi nhổ răng, bạn cần tuân thủ theo các biện pháp vệ sinh răng miệng để tránh hiện tượng nhiễm trùng. Thực hiện chải răng đều đặn như tránh chỗ răng nhổ, không đưa lưỡi hay tăm vào phần chân răng nhổ. Có thể súc miệng bằng nước muối để hạn chế viêm nhiễm. Thông thường, trong vòng 1 tuần sau khi nhổ bạn có thể thấy đau răng và hơi sưng nhưng sau đó chỗ chân răng vừa nhổ sẽ liền dần và bạn có thể ăn nhai bình thường. Trường hợp sâu răng hàm khiến tình trạng ê buốt răng kéo dài lâu và chỗ nướu sưng to thì tốt nhất bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám lại bởi có thể răng bạn đã bị viêm nhiễm sau khi nhổ. Việc lựa chọn một trung tâm nha khoa uy tín sẽ có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả điều trị sâu răng của bạn. Tốt hơn hết, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Bạn Thu Huyền thân mến, hy vọng với những giải đáp ở bài viết trên có thể giúp bạn yên tâm hơn và không còn hoang mang nữa mà nhanh chóng điều trị chiếc răng hàm sâu kia. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành cống!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét