Không ít người mắc phải tình trạng hô, móm nhưng lại ít kiến thức về bệnh lý của mình. Hai yếu tố được hiểu lầm trầm trọng nhất là hô, móm có nguyên nhân do răng và biện pháp duy nhất là niềng. Chính điều này đã dẫn tới một loạt sai lầm về chẩn đoán và điều trị. Niềng răng để giải quyết hô, móm thường bất tiện và gây mất thẩm mỹ. Hiện nay, các bác sĩ đã có phương pháp phẫu thuật tối ưu và cho kết quả chỉ sau một lần duy nhất.
Đầu tiên và quan trọng nhất là khớp cắn. Bác sĩ nha khoa và thẩm mỹ cần có sự phối hợp nhịp nhàng để điều chỉnh sai lệch. Cần đánh giá chi tiết tình trạng của khớp cắn (có lệch không và mức độ như thế nào) thông qua các biện pháp lấy dấu răng, chụp phim X-quang...
Phẫu thuật hàm hô, móm cần lưu ý gì?
Phẫu thuật hàm hô, móm là một ca làm đẹp tương đối phức tạp. Đây là vấn đề phải cần một bác sĩ giỏi, có tay nghề, được đào tạo bài bản từ nước ngoài lâu năm mới có thể giải quyết được.
Một vấn đề nữa là bảo toàn tủy răng. Sau phẫu thuật hàm, tình trạng tê buốt một hoặc cả hàm là bình thường và sẽ hồi phục sau từ 3-6 tháng, nhưng nếu kéo dài quá lâu thì cần phải xem lại quá trình phẫu thuật hàm có ảnh hưởng tới tủy răng hay không và xử lý sớm nhất để không mất răng.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó chính là xử lý xương chết. Trong quá trình phẫu thuật, bột xương và mảnh xương vỡ còn sót lại có thể gây viêm nhiễm tạo thành ổ tụ dịch nhiễm trùng. Bác sĩ cần xử lý những vụn xương dư thừa một cách cẩn thận với máy móc chuyên dụng nhằm tránh những biến chứng không đáng có.
Ngoài ra, một số vấn đề cần sự lưu ý đặc biệt của bác sĩ: có cần phối hợp niềng răng hay không; cấu trúc xương mặt (gò má, cành hàm, góc hàm) đã hài hòa chưa… để đưa ra chỉ định phù hợp nhất.
Một số trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc không xử lý hết hô, móm hoàn toàn (còn khoảng 10-15%) để khớp cắn đảm bảo. Bởi nếu can thiệp làm hàm hết hô, móm triệt để mà khớp cắn không khít sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai và gây bệnh lý về sau.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét