Hô và móm có thể do di truyền, hoặc do những thói quen thường gặp thời thơ ấu như cắn môi trên, chống cằm, thói quen trượt hàm dưới ra trước. Nguyên nhân răng hô thường do thói quen như cắn môi dưới, mút tay, thở bằng miệng...
Không nhiều người biết rằng hàm con người phát triển nhanh nhất ở những năm đầu tiên và đạt được 50% sự phát triển ở 1 tuổi, 80-90% ở 8 tuổi, và hoàn thiện lúc 18 tuổi.
Như vậy việc nuôi dưỡng trẻ trước sinh (khi còn là bào thai) đến 8 tuổi là giai đoạn rất quan trọng, đạt khoảng thích hợp cho răng trưởng thành. Nếu như nuôi dưỡng không tốt trong giai đoạn nhạy cảm này, kết hợp cùng những thói quen xấu đã nêu trên, khả năng trẻ bị hô và móm sẽ rất cao.
Phòng tránh hô móm bắt đầu ngay từ trước khi đứa trẻ sinh ra
Bà mẹ mang thai phải ăn giàu dinh dưỡng trước và trong khi có thai, nhằm giúp bé sinh đủ tháng, khỏe mạnh.
Nuôi con bằng bú bầu sữa mẹ. Cụm từ bú bầu sữa mẹ hết sức quan trọng, bởi sữa mẹ tất nhiên là nguồn dinh dưỡng cân bằng hoàn hảo nhất của tạo hóa, bên cạnh đó động tác bú mẹ còn có nhiều tác dụng như:
- Kích thích lực tăng trưởng xuống dưới và ra trước tích cực giúp hàm phát triển thích hợp
- Cải thiện tốt sức khỏe cơ nuốt
- Tăng trưởng hàm và đường thở thích hợp
- Cung răng rộng hơn
- Thở mũi và ít sai khớp cắn
Trong khi thói quen xấu bú bình, mút vú giả, mút ngón tay tạo phá hủy về phía sau trên cả hàm trên và hàm dưới, gây co thắt và làm hẹp cung răng suy giảm cơ nuốt ảnh hưởng sự tăng trưởng của đường thở và hàm, trẻ bú bình dễ phát triển sai khớp cắn, mút vú giả làm gia tăng cắn chéo răng, sử dụng vú giả tạo lực phá hủy lên hàm của trẻ đang phát triển.
Hô và móm có thể phòng ngừa ngay từ rất sớm với việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ hợp lý. Phụ huynh khôn ngoan và chu đáo sẽ giúp trẻ tránh được những dị tật xấu sau này mà phải tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc để chỉnh sửa, chưa kể những đau đớn về thể xác khi can thiệp y khoa.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét